Trần nhôm Thanh Bình là sản phẩm Trần kim loại khá phổ biến trên thị trường hiện nay. Trần nhôm Thanh Bình với thiết kế linh hoạt cùng nhiều ưu điểm dần thay thế cho các mẫu trần nhựa hay trần thạch cao truyền thống. Với sự tiện lợi trong vận chuyển và thi công, sản phẩm được sử dụng nhiều cho các công trình lớn như tòa nhà văn phòng, bệnh viện, trường học, trung tâm thương mại,… Để có thể lắp đặt trần một cách đúng nhất, thẩm mỹ và nhanh nhất, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết: Cách thi công trần nhôm Clip-in 600×600
Ưu điểm Trần nhôm Thanh Bình
Là một sản phẩm mới trong vật liệu làm trần,Trần nhôm Thanh Bình có những ưu điểm như: Chống nóng, chống ồn, độ bền cao, giàu tính thẩm mỹ. Bên cạnh đó cách thi công Trần nhôm Thanh Bình cũng khá đơn giản, thiết kế những miếng hình vuông có kích thước 370×370 hoặc 600x600mm giúp cho bạn dễ dàng lắp đặt. Cùng với đó là trọng lượng nhẹ của sản phẩm cũng sẽ giúp quá trình thi công được thuận tiện hơn.
Hướng dẫn thi công Trần nhôm Thanh Bình Clip-in 600×600
Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn thi công trần nhôm Clip in 600×600 mm. Loại trần này sử dụng hệ thống treo dấu kín để tạo sự liền mạch giữa các tấm. Biện pháp thi công là sử dụng thiết bị kẹp để giữ hai gờ đối diện của tấm vào thanh treo, đảm bảo các tấm trần thẳng hàng và cân bằng.
Với hệ thống treo kín ẩn, trần Clip in mang đến cảm quan về mảng trần gọn gàng và nguyên khối. Loại trần này được ứng dụng khá phổ biến tại các văn phòng, trường học, trung tâm thương mại, bệnh viện,…
Trước khi thi công ta cần nghiên cứu xem xét bản vẽ thi công, xác định khối lượng vật tư và khảo sát mặt bằng chuẩn bị phục vụ công tác thi công.
➢ Bước 1: Xác định cao độ và gắn thanh viền G
Sử dụng máy bắn laze và thước mét để xác định cao độ trần. Trường hợp không có máy bắn laze thì có thể thay thế bằng ống nivo.
– Các dụng cụ thường dùng ở bước này là: máy bắn cốt, thước thép, ống nivo, ống nước, ống bắn mực …
+ Lấy số vị trí và đánh dấu vị trí lên vách hoặc tường để xác định vị trí gắn thanh viền G. Thông thường ta nên vạch số cao độ trần ở mặt dưới tấm trần.
– Gắn thanh viền theo cao độ đã được xác định. Sử dụng khoan để cố định thanh viền tường vào tường. Khoảng cách giữa các vít từ 300-500 mm
➢ Bước 2: Treo ty
Ty treo một đầu được liên kết vào hệ xương chính và đầu kia được liên kết vào trần hoặc mái.
+ Đo, đánh dấu các điểm treo ty. Khoảng cách tối đa giữa các điểm treo ty là 1200mm. Khoảng cách từ tường đến điểm treo đầu tiên là 300mm
+ Với trần bê tông, sử dụng khoan bê tông khoan trực tiếp lên trần. Liên kết bằng ticke sắt M6.
+ Cắt tyren 6 theo chiều dài phù hợp với cao độ của trần. Lắp tyre vào ticke sắt đã được đóng lên trần và sau đó cố định bằng đai ốc M6
➢ Bước 3: Lắp đặt khung xương C38
+ Hướng bố trí khung xương C38 phù hợp với hướng bố trí của các điểm treo. Thanh xương C38 được treo vào các ty treo đã được cố định theo khoảng cách quy định và liên kết bằng móc treo C38. Móc C38 liên kết với tyren bằng 2 đai ốc hãm M6 trên thanh tyren
+ Khóa chặt thanh xương C38 tới móc treo bằng bulong M6
➢ Bước 4: Lắp đặt khung xương A
+ Khung xương A được sử dụng trực tiếp để cài tấm trần. Thanh xương A được bố trí vuông góc với xương C38 và liên kết bằng móc treo xương A. Khoảng cách giữa thanh xương A với tường dưới 600mm, giữa 2 thanh xương A là 600mm.
+ Để nối xương A ta sử dụng móc nối. Dùng kìm kẹp chặt 2 cạnh để giữ liên kết
➢ Bước 5: Căn chỉnh khung xương trần
+ Sau khi lắp xong hệ xương,tiến hành lấy độ phẳng mặt khung xương bằng máy bắn laze hoặc ống nivo. Cần phải căn chỉnh cho khung ngay ngắn và mặt khung thật phẳng
+ Điều chỉnh đai ốc dưới C38 tới khi đạt được độ phẳng thì hãm chặt bằng đai ốc trên
➢ Bước 6: Bóc phim bảo vệ tấm trần
+ Bóc phim từ cạnh và trung tâm. Chú ý cần bóc phim theo hướng 180 độ để tránh làm biến dạng tấm.
➢ Bước 7: Cài tấm trần Clip in
+ Tấm trần Clip in đầu tiên được gắn ở góc xuất phát. Các tấm còn lại được gắn từ góc xuất phát đến khi hoàn thành. Góc xuất phát được lựa chọn theo bản vẽ thiết kế hoặc theo không gian diện tích phòng sao cho phần lẻ tấm nằm ở vị trí khuất hoặc xa tầm quan sát.
+ Tấm trần clip in được xương A giữ cố định bởi các gân có sẵn trên cạnh tấm trần. Dùng lòng bàn tay ấn cạnh tấm trần sập vào xương A từ một góc rồi dồn dần dần vào góc còn lại
+ Các tấm lẻ sẽ được cắt cho phù hợp với kích thước còn lại . Cạnh tấm bị cắt được giữ bằng các lẫy có sẵn trên thanh viền G.
➢ Bước 8: Vệ sinh
– Tiến hành vệ sinh sạch sẽ khu thi công, chuẩn bị nghiệm thu và bàn giao.
Trên đây là hướng dẫn thi công trần nhôm Thanh Bình Clip-in chi tiết nhất. Lắp đặt trần nhôm Thanh Bình dễ dàng nhưng chúng ta cũng cần có cách thi công trần nhôm chuẩn kỹ thuật để đảm bảo quá trình thi công được nhanh chóng và không bị lỗi.
- Tấm trần nhôm – Tìm hiểu về sản phẩm và ứng dụng trong thực tế.
- Cách thi công trần nhôm Clip-in 600×600
- Trần nhôm vân gỗ hợp tuổi nào theo phong thủy
- Trần nhôm có chịu được nóng không? 5 giải pháp tăng khả năng chống nóng
- Trần nhôm S300 – STRIP. Giải pháp hoàn hảo cho các công trình dân dụng và công nghiệp.